Hàn Quốc, điểm đến lí tưởng cho những tín đồ đam mê khám phá các nền văn hóa và kiến trúc cổ đại.

“Xứ sở kim chi” là quốc gia Đông Á vẫn còn lưu giữ nhiều giá trí và nét đẹp truyền thống. Nơi đây nổi tiếng khắp thế giới với nhiều phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nền ẩm thực độc đáo và cả những công trình kiến trúc truyền thống đặc trưng bởi sự hài hòa với thiên nhiên. Nếu như bạn Du lịch Hàn Quốc hãy cùng tìm hiểu các công trình kiến trúc cổ kính của Hàn Quốc

Cung điện Gyeongbokgung

Cung điện Gyeongbokgung cổ kính tọa lạc tại trung tâm thủ đô Seoul hoa lệ, đây là cung điện lớn nhất Hàn Quốc được xây dựng năm 1932 gắn liền với thời đại Joseon thịnh vượng. Ẩn mình giữa đô thị sầm uất, cung điện Gyeongbokgung vẫn lưu giữ những nét đẹp truyền thống cùng với lối kiến trúc tao nhã, độc đáo.

Cung điện Gyeongbokgung rộng lớn

Các họa tiết của cung điện được trang trí với 5 màu cơ bản hòa hợp với thiên nhiên, đó là vàng, xanh, đỏ, trắng, và đen. Thiết kế không quá cầu kì, điêu khắc công phu nhưng lại vô cùng chắn chắn, vững vàng thể hiện được sự uy nghi, đầy tráng lệ. Vào năm 2007, nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Làng Bukchon Hanok

Một công trình kiến trúc truyền thống khác cũng nằm giữa lòng Seoul, đó là Làng Bukchon Hanok. Đây là một làng nghề truyền thống có tuổi đời hơn 600 năm tuổi với lối kiến trúc rất riêng biệt.

Ngôi làng cổ Bukchon Hanok – Điạ điểm không thể bỏ lỡ khi đến Seoul

Ngôi làng có rất nhiều con hẻm và các ngôi nhà hanok truyền thống liên tiếp nối nhau. Nhìn bên ngoài, ngôi làng mang dáng vẻ mộc mạc, giản dị nhưng lại được xây dựng rất công phu từ những chất liệu bằng thiên nhiên kết hợp với trang trí hài hòa bên trong ngôi nhà. Đây là nơi nhất định bạn phải ghé thăm khi đặt chân đến Hàn Quốc.

Phật Quốc tự Bulguksa

Ngôi chùa Bulguksa là một trong ba ngôi chùa đẹp nhất của “xứ sở kim chi” với lối kiến trúc cổ đặc trưng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản Phật giáo quý giá và cũng là địa điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Chùa Bulguksa – Một trong ba ngôi chùa đẹp nhất của “xứ sở kim chi”

Ngôi chùa được trang trí bằng những viên đá có kích thước nhỏ ghép lại với nhau rất độc đáo. Ngoài ra, những họa tiết hình hoa sen, bầu trời, con chim cũng rất màu sắc và ấn tượng. Đây được xem là công trình si sản kiến trúc kiệt tác người người dân Hàn Quốc và được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1995.

Đền Jongmyo

Đền Jongmyo là ngôi đền được xây dựng từ quan điểm Nho giáo và cũng là ngôi đền lâu đời nhất của Hoàng gia Hàn Quốc. Đây là nơi đặt di hài và lăng tưởng niệm của các vị vua và hoàng hậu dưới triều đại Joseon.

Đền Jongmyo – Ngôi đền lâu đời nhất của Hoàng gia Hàn Quốc

Đền Jongmyo là nơi mang ý nghĩa rất lớn về tôn giáo, văn hóa, lịch sử của người dân Hàn Quốc. Được tu sửa từ thế kỉ 16 nhưng lối kiến trúc vẫn còn được bảo tồn, gìn giữ nguyên vẹn và có giá trị cao.

Pháo đài và thành cổ Hwaseong

Pháo đài và thành cổ Hwaseong được xây dựng vào thế kỉ 18. Đây là một trong những công trình kiến trúc có giá trị lịch sử nổi tiếng nhất Hàn Quốc tọa lạc tại thành phố Suwon, tỉnh Gyeonggi. Công trình kiến trúc độc đáo này do được vua Jeongjo cho xây dựng để bảo vệ lăng mộ của cha mình.

Pháo đài và thành cổ Hwaseong được xây dựng bằng gạch và đá hoa cương rất kiên cố

Kết hợp kiến trúc thành cổ của Trung Quốc, Nhật Bản và kiến trúc pháo đài phòng thủ của phương Tây, Pháo đài và thành cổ Hwaseong được xây dựng bằng gạch và đá hoa cương rất kiên cố. Nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1997.

Đài thiên văn Cheomseongdae

Một công trình kiến trúc nổi tiếng khác của Hàn Quốc chính là Đài thiên văn Cheomseongdae hay còn gọi là Chiêm Tinh Đài. Đây là đài thiên văn lâu đời nhất châu Á được xây dựng vào thế kỉ thứ 7 và cũng là đài quan sát khoa học đầu tiên trên thế giới được xây dựng dưới dạng một chiếc tháp đá.

Đài thiên văn Cheomseongdae lâu đời nhất châu Á

Toàn bộ đài thiên văn cao 9.5m và được xây dựng từ 362 viên đá granite chồng lên nhau thành 27 lớp. Đế của đài thiên văn hình vuông có bốn cạnh tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Vào năm 1962, công trình này được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.